Định nghĩa về tổng chi phí sở hữu (TCO) đã được Gartner Research thiết lập vào giữa năm 80, mặc dù trước đó, các khái niệm xác định, tính toán và đo lường chi phí hoạt động đã biết đã được áp dụng từ thời đại công nghiệp. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các công nghệ mới, chủ yếu dưới dạng hệ thống máy tính và phần mềm, đòi hỏi một sự khác biệt về các phương pháp tính toán chi phí thường được sử dụng trước đây. Do đó, trong thị trường ERP, cách tính của Gartner trở thành quy tắc quan trọng khi xác định bức tranh đầy đủ về chi phí của một giải pháp ERP.
Về mặt thực tế, định nghĩa về TCO khá đơn giản, đó là tổng chi phí liên quan đến việc mua phần mềm, triển khai ứng dụng và vận hành ERP trong một khoảng thời gian (thường được tính cho 5 hoặc 10 năm). Bài viết này xác định tất cả các chi phí liên quan đến hệ thống ERP cũ, tuy nhiên, xin lưu ý rằng mỗi doanh nghiệp đều khác nhau; vì vậy hãy đưa những yếu tố đặc thù của riêng bạn vào bảng tính tông chi phí sở hữu ERP.
Nếu lựa chọn ERP phiên bản cài đặt (on-premise) bạn sẽ cần tính đến những chi phí sau đây để xác định chính xác tổng chi phí sở hữu (TCO):
- Chi phí phần cứng và phần mềm mạng
- Chi phí phần cứng và phần mềm máy chủ
- Chi phí phần cứng và phần mềm máy trạm
- Chi phí triển khai cài đặt phần cứng và phần mềm
- Chi phí chuyển dữ liệu
- Chi phí nâng cấp, bản vá trong tương lai, v.v.
- Chi phí cải thiện cơ sở hạ tầng thông tin, mặt bằng lưu giữ hệ thống
- Chi phí điện, tức là thiết bị liên kết, hệ thống điều hòa làm mát, hệ thống điện dự phòng
- Chi phí đảm bảo chất lượng và chi phí kiểm tra
- Chi phí ngừng hoạt động do sự cố kỹ thuật của thiết bị và mất điện
- Chi phí liên quan tới vấn đề bảo mật, chi phí phục hồi và phòng ngừa trong tương lai
- Chi phí quản lý và phục hồi hệ thống dự phòng
- Chi phí đào tạo và ứng dụng cho người dùng
- Chi phí thiết kế, điều chỉnh quy trình kinh doanh trên hệ thống
- Chi phí bảo hiểm
- Chi phí nhân sự độc lập và đặc biệt để quản trị, vận hành hệ thống
- Chi phí quản lý dự án
- Chi phí nâng cấp hoặc mở rộng trong tương lai
- Chi phí ngừng hoạt động khi hệ thống phải tạm dừng phục vụ nâng cấp, chỉnh sửa thường xuyên
- Chi phí vốn huy động để đầu tư cho hệ thống bao gồm hoàn trả gốc, lãi, phạt hoàn trả tiềm năng, chi phí vốn/ cổ phần
- Chi phí đảm bảo an ninh hoạt động khu vực lưu giữ hệ thống
- Chi phí tùy biến theo nhu cầu vận hành, kinh doanh
Giải pháp Cloud ERP hiện nay đã giúp các doanh nghiệp giảm đến 50% chi phí cho hệ thống ERP và ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn Cloud ERP vì đặc điểm tiết kiệm chi phí, triển khai nhanh gọn, giao diện thân thiện và dễ sử dụng.
[button url=”https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSd7rzcYetE4NY3WqP-FvLdO1oNkZtl1Rj3PqaST2AIbdFqkBQ/viewform” target=”_blank” color=”green” size=”medium” border=”false” icon=”” btn_content=”TRẮC NGHIỆM – DOANH NGHIỆP ĐÃ SẴN SÀNG LỰA CHỌN ERP”]