Doanh nghiệp dược Việt tích cực đầu tư hệ thống ERP để bứt phá cạnh tranh

May 11, 2019by scv

Hiện nay sự quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe ngày càng nhiều đã góp phần đẩy mạnh nhu cầu tiêu thụ thuốc. Theo Vietnam Report chi tiêu bình quân đầu người dành cho thuốc tại Việt Nam là 9,85 USD trong năm 2005. Trong năm 2017, trung bình mỗi người Việt chi 56 USD tiền thuốc và con số này sẽ lên đến 85 USD vào năm 2020 và 163 USD 5 năm sau đó. Doanh thu của thị trường dược phẩm Việt Nam năm 2017 ước tính đạt 5,2 tỉ USD.

Nhu cầu sử dụng thuốc của người Việt tăng mạnh qua các năm.
Nhu cầu sử dụng thuốc của người Việt tăng mạnh qua các năm.

Miếng bánh thị trường ngành Dược có sự cạnh tranh khốc liệt

Tại Việt Nam, thị trường thuốc chủ yếu được cung ứng bởi hai nguồn chính: một là sản phẩm thuốc sản xuất trong nước, hai là là nguồn nhập khẩu. Sản xuất dược phẩm trong nước hiện mới đáp ứng được hơn 50% nhu cầu sử dụng thuốc của người dân. Với việc mở cửa của thị trường và sự gia nhập ồ ạt của các tập đoàn dược phẩm nước ngoài vào Việt Nam như: Sanofi, Taisho, Abbott… đang tạo ra áp lực khá lớn với các doanh nghiệp dược trong nước.

Ngành sản xuất dược phẩm buộc phải tuân thủ các tiêu chuẩn về GMP để tạo ra những sản phẩm an toàn đến tay người sử dụng. Do đó cần có một quy trình sản xuất đạt chuẩn. Ngành phân phối dược phẩm cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn như: GDP, GPP, GSP. Việc quản lý bằng sổ sách, excel cho thấy nhiều bất cập, sai sót, lãng phí nguồn lực … Để doanh nghiệp dược Việt đứng vững và dành thị phần cần ứng dụng công nghệ vào quản trị đặc biệt là phần mềm ERP trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

Một phần mềm ERP trong một đơn vị sản xuất hoạt động giống như hệ thần kinh trung ương trong cơ thể con người. Nó kết nối và tích hợp các quy trình tự động của một doanh nghiệp (chẳng hạn như lập kế hoạch, mua sắm, tồn kho, bán hàng, tiếp thị, tài chính kế toán, nguồn nhân lực và hàng ngàn loại báo cáo thông minh phục vụ quản lý cũng như vận hành ở mọi cấp hoạt động). Tập hợp dữ liệu theo thời gian thực tế từ tất cả các phòng ban và làm cho dữ liệu này luôn có sẵn cho các phòng ban khác, nơi mà nó có thể được sử dụng một cách hiệu quả.

Hãy xem cách một hệ thống ERP mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất và nhà phân phối dược phẩm như thế nào:

01. Đáp ứng các tiêu chuẩn quy định
Một hệ thống ERP có thể tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh doanh của bạn trong thị trường toàn cầu. Và cung cấp cho doanh nghiệp của bạn một lợi thế cạnh tranh bằng cách đảm bảo tuân thủ các yêu cầu quy định như FDA 21 CFR, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn GMP và quản lý chất lượng và các giao thức xác thực.

02. Quản lý nguyên liệu và tồn kho
Infor ERP có các mô-đun dành riêng cho việc kiểm soát lãng phí nguyên liệu và theo dõi mức tồn kho. Hệ thống giúp xác định các yêu cầu vật tư cho sản xuất, đặt ra các mục tiêu, tạo ra các kích hoạt cho việc mua sắm và bổ sung. Giám sát việc sử dụng nguyên liệu một cách khoa học, điều chỉnh số dư hàng tồn kho và xây dựng các báo cáo trạng thái hàng tồn kho một cách kịp thời.

03. Quản lý kinh doanh và tiếp thị
Một hệ thống ERP có thể thực hiện quản lý hợp đồng và xử lý đơn đặt hàng ngay lập tức. Nó giúp sắp xếp các hoạt động bán hàng và tiếp thị của bạn. Nó có thể được sử dụng để duy trì hồ sơ và lịch sử của khách hàng, tạo báo giá chính xác, di chuyển thông tin tự động đến một đơn đặt hàng, tạo quy trình tiếp thị tự động và thực thi các chiến dịch quảng cáo để thúc đẩy ROI.

04. Quản lý phân phối (theo dõi mẻ và lô hàng)
Một tính năng hữu ích khác của Infor ERP là mô-đun theo dõi mẻ và lô hàng. Điều này giúp theo dõi lô hàng từ giai đoạn yêu cầu vật liệu đến giai đoạn kiểm tra chất lượng (IPQC). Nó cho phép các nhà sản xuất theo dõi một lô hoặc mẻ đang sản xuất và tình trạng giao hàng từ xa.

05. Quản lý công thức sản xuất
Đây là một quy trình quan trọng khác trong ngành sản xuất, đặc biệt là ngành dược phẩm. Do sự cạnh tranh ngày càng cao, những nhà sản xuất thuốc công nghiệp này đang cố gắng cắt giảm chi phí. Công thức của thành phẩm rất quan trọng trong việc kiểm soát giá và hiệu quả của thuốc. Một hệ thống ERP có thể giúp giữ những chi phí này trong khi kiểm tra thành phẩm.

06. Quản lý chất lượng và kiểm soát tài liệu
Quản lý tài liệu là rất quan trọng do sự nghiêm ngặt của luật pháp và yêu cầu tuân thủ của ngành công nghiệp dược phẩm. Ghi lại tất cả dữ liệu lịch sử của các quy trình và tài liệu liên quan là bắt buộc đối với kiểm tra và phân tích trong tương lai. Ví dụ: thông tin trong phòng thí nghiệm có thể được ghi ở một nơi duy nhất và được truy cập từ mọi nơi bằng hệ thống ERP.

[button url=”https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSd7rzcYetE4NY3WqP-FvLdO1oNkZtl1Rj3PqaST2AIbdFqkBQ/viewform” target=”_blank” color=”green” size=”medium” border=”false” icon=”” btn_content=”TRẮC NGHIỆM – DOANH NGHIỆP ĐÃ SẴN SÀNG LỰA CHỌN ERP”]

 

Thông tin liên hệ
Liên hệ với chúng tôi
https://cloudenterprise.vn/wp-content/uploads/2023/07/VN-map.webp
SuiteCloud
Địa chỉ
Hà Nội: Số 1 Lương Yên, Phường Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trưng


TP HCM: Republic Plaza, 18E Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình

SuiteCloud online
CEV's Social links
Cập nhật thông tin về chúng tôi trên mạng xã hội
Thông tin liên hệ
Liên hệ với chúng tôi
SuiteCloud
Trụ sở chính
https://cloudenterprise.vn/wp-content/uploads/2023/07/VN-map.webp
SuiteCloud online
CEV's Social links
Cập nhật thông tin về chúng tôi trên mạng xã hội

Copyright by Cloud Enterprise. All rights reserved.

Copyright by Cloud Enterprise. All rights reserved.