Điện toán đám mây (Cloud Computing) được các chuyên gia đánh giá sẽ là xu thế mới trong ngành công nghệ, kéo theo sự phát triển của ngành phần mềm ERP, đó là ERP đám mây hay còn gọi là Cloud ERP.
Giải pháp ERP đám mây giúp doanh nghiệp thay vì sử dụng một hoặc nhiều máy chủ vật lý với chi phí tốn kém về hạ tầng, phần cứng và nhân lực quản trị bằng việc sử dụng tài nguyên được ảo hóa thông qua môi trường internet. ERP đám mây sẽ làm thay đổi cách thức lưu trữ, chia sẻ, xử lý và bảo mật dữ liệu.
Phần mềm Cloud ERP tích hợp tất cả các chức năng cần thiết để một doanh nghiệp hoạt động, như: quản lý khách hàng, quản lý nguồn lực, quản lý đơn hàng, kế toán, hàng tồn kho,… thành một hệ thống hoàn chỉnh, và toàn bộ dữ liệu của doanh nghiệp sử dụng Cloud ERP sẽ được lưu trữ ở hệ thống các trung tâm dữ liệu cực kỳ bảo mật do hãng trực tiếp chịu trách nhiệm vận hành, người dùng có thể truy cập dữ liệu của mình tại bất kỳ nơi nào trên thế giới qua chiếc máy tính cá nhân
1. Độ bảo mật cao của ERP đám mây
Điểm khác biệt của phần mềm ERP và phần mềm Cloud ERP là dữ liệu được lưu trữ trên “Cloud Platform” thay vì dưới máy chủ tại công ty sử dụng. Điều này giúp việc bảo mật và vận hành đạt tới tiêu chuẩn cao hơn nhưng lại dễ gây hiểu nhầm là không bảo mật bằng server vật lý.
Trải qua 21 năm triển khai trên toàn thế giới cho hơn 18,000+ công ty sử dụng, thì phần mềm ERP đám mây của Oracle Netsuite đã khẳng định được đẳng cấp hàng đầu về bảo mật cũng như vận hành chau chuốt, khi doanh nghiệp triển khai ERP đám mây thì những nhà cung cấp dịch vụ ERP sẽ chịu trách nhiệm chính trong hoạt động bảo mật. Khi đó luôn luôn có một đội ngũ chuyên gia an ninh mạng hàng đầu thế giới theo dõi và đảm bảo an toàn cho dữ liệu
Ngược lại, với ERP cài đặt tại chỗ thì bộ phận IT của doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm bảo mật thông tin, và điều dễ dàng nhận thấy chênh lệch năng lực quản trị và bảo mật của doanh nghiệp tự tổ chức với công ty cung cấp ERP chuyên nghiệp đẳng cấp thế giới.
Tính bảo mật của điện toán đám mây có thể hiện ở khả năng phục hồi và dự phòng. Một khi dữ liệu của bạn được đưa lên đám mây (Cloud) sẽ được sao lưu (back up) thường xuyên và được lưu trữ tại nhiều nơi. Gần như đại đa số các hệ thống ERP cài đặt trên server vật lý không có được điều này.
2. Đầu tư ban đầu thấp, dễ kiểm soát tổng chi phí trọn gói sử dụng
Chi phí đầu tư ban đầu dành cho một hệ thống Cloud ERP thường thấp hơn nhiều so với các hệ thống cài đặt tại chỗ (on-premises). Đối với các hệ thống on-premises, khách hàng cần trả một khoản lệ phí đắt đỏ, cộng với phí hàng năm cho việc bảo trì và cập nhật định kỳ. Khoản đầu tư rất lớn vào phần cứng và phương tiện cần thiết để chạy hệ thống.
Quan trọng hơn nữa là bạn liên tục phải chi 1 khoản ngân sách không nhỏ cho việc duy trì đội ngũ IT thực hiện bảo trì, bảo mật và khắc phục sự cố nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định. Đội ngũ IT cũng thường xuyên thay đổi, chuyển việc là rủi ro tiềm tàng cho doanh nghiệp tự vận hành hệ thống ERP của mình.
Trong khi đó, giải pháp Cloud ERP cần mức đầu tư thấp hơn vì:
- Không phải xây dựng và duy trì hệ thống, dịch vụ server vật lý (Server và dịch vụ phận hành phần mềm, nâng cấp phần mềm, bảo mật dữ liệu … do nhà cung cấp ERP lo).
- Bạn không cần đến đội ngũ IT bảo trì, bảo mật
- Không cần lo lắng đến việc thiết bị phần cứng hỏng hóc và nâng cấp thay thế
Việc nắm được tổng chi phí sở hữu phần mềm ERP đám mây theo từng tháng, từng năm giúp doanh nghiệp đảm bảo dòng tiền ổn định, thuận lợi cho việc lập kế hoạch và ngân sách.
3. Tốc độ triển khai ERP đám mây nhanh và linh hoạt hơn
Do không mất thời gian, nhận lực và tiền trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng server vật lý nên việc triển khai Cloud ERP tiết kiệm tới hơn 30% nguồn lực so với ERP thông thường. Bạn chỉ cần cấu hình phần mềm theo yêu cầu của mình thông qua trình duyệt web.
ERP đám mây sẽ giúp bạn tiết kiệm:
- 50% chi phí nhân lực đội phát triển
- 25% chi phí phân tích yêu cầu
- 10% chi phí kiểm thử
- 40% chi phí bảo trì, hỗ trợ
- 15% chi phí sao lưu dữ liệu dự phòng
- 40-50% tổng chi phí triển khai
4. ERP đám mây tận dụng công nghệ tiên tiến nhất
Hệ thống ERP vật lý cần nhiều thời gian để triển khai, và không dễ dàng để mở rộng quy mô. Nghiên cứu mới nhất của Forrester dẫn chứng: “khoảng một nửa số doanh nghiệp sử dụng ERP vẫn đang sử dụng phiên bản cũ hơn phiên bản mới nhất hiện tại đến hai hoặc ba lần, có thể là bốn năm hoặc nhiều hơn”. Vận hành với 1 hệ thống cũ và lạc hậu khó lòng đem đến bất kỳ giá trị bền vững và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn. Thậm chí nó còn có khả năng tiêu hao nguồn lực cần thiết.
Mặt khác, các hệ thống Cloud ERP điện toán đám mây chạy trên Internet linh hoạt hơn nhiều và được liên tục nâng cấp bởi các nhà cung cấp. Phần mềm được nâng cấp hoặc cải tiến được triển khai dễ dàng vào hệ thống của bạn. Khi đó, bạn luôn được hưởng lợi từ các công nghệ mới nhất mà không phải bỏ thêm chi phí.
5. Xu thế thời đại là Cloud ERP
Các dự báo và đánh giá đều chỉ ra rằng ERP đám mây sẽ phát triển nhanh và mạnh hơn trong tương lai do có nhiều yếu tố thuận lợi.
Việc lựa chọn phương thức triển khai là một dấu mốc quan trọng cho sự thành công của một dự án ERP. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với Suite Cloud Vietnam, nhà thầu triển khai Cloud ERP của hãng Oracle có đội ngũ chuyên gia triển khai ERP mạnh hàng đầu thị trường hiện nay. Chúng tôi có kinh nghiệm lâu năm, làm việc và đam mê với Oracle NetSuite, chúng tôi làm chủ mọi tính năng ưu việt nằm trong hệ thống Oracle NetSuite Cloud ERP và biết làm thế nào để ứng dụng những chức năng của hệ thống một cách hiệu quả và phù hợp nhất cho từng doanh nghiệp.
Oracle NetSuite Cloud ERP là hệ thống ERP đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ Cloud từ năm 1998 được đánh giá là Cloud ERP có nhiều chức năng, tiện ích, độ chau chuốt, ổn định hàng đầu trên thị trường.
[button url=”https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSd7rzcYetE4NY3WqP-FvLdO1oNkZtl1Rj3PqaST2AIbdFqkBQ/viewform” target=”_blank” color=”green” size=”medium” border=”false” icon=”” btn_content=”TRẮC NGHIỆM – DOANH NGHIỆP ĐÃ SẴN SÀNG LỰA CHỌN ERP”]